In laser là gì? Sự khác nhau giữa công nghệ in laser và in phun

In laser là một công nghệ in hoàn hảo đối với màu đen đơn sắc. Chính vì thế nó thường được lựa chọn sử dụng rộng rãi của văn phòng, doanh nghiệp khi chỉ cần in đen trắng đơn thuần.

I. In laser là gì?

In laser là một quá trình in kỹ thuật số tĩnh điện. Nó tạo ra văn bản và đồ họa chất lượng cao (và những bức ảnh chất lượng vừa phải) bằng cách liên tục truyền một chùm tia laze qua lại trên một hình trụ tích điện âm được gọi là “trống” để xác định hình ảnh mang điện tích vi sai. Sau đó, trống sẽ thu thập một cách chọn lọc mực bột ( mực in ) tích điện và chuyển hình ảnh sang giấy; sau đó được làm nóng để gắn kết vĩnh viễn văn bản, hình ảnh hoặc cả hai vào giấy.

In laser là gì?
In laser là gì?

II. Những ưu nhược điểm của in laser

Hình ảnh máy in laser
Hình ảnh máy in laser

Ưu điểm: 

  • Thời gian in rất nhanh chóng, phù hợp với những trường hợp cần in gấp
  • mực bám đều, màu sắc chân thực
  • Không bị ảnh hưởng bởi màu giấy, bởi mực in chỉ bám lên bề mặt giấy, không ngấm vào trong
  • Có thể in được trên nhiều loại giấy khác nhau
  • Có thể in ấn với số lượng ít

Nhược điểm:

  • Chi phí in ấn cao hơn in offset nhiều lần
  • Độ bền màu không cao lắm

III. Công nghệ in laser là gì?

Theo chúng ta biết về tia laser là tên viết tắt của cụm từ tiếng anh mang ý nghĩa khuếch đại ánh, bằng phương pháp phát xạ kích thích. Và thời điểm hiện tại đang có rất nhiều dạng laser khác nhau ví dụ như: Laser hỗn hợp khí, Laser chất lỏng,… Nhưng độ bức xạ vẫn thuộc về tia laser mang phần tử chất rắn. Hiện nay tia laser được nhiều người vận dụng vào công nghệ in laser với mục đích tăng năng suất in lên.

Công nghệ in laser là gì?
Công nghệ in laser là gì?

Những cấu trúc và nguyên tắc làm việc của máy in laser là gì? Có thể nói nó hoạt động khá giống những chiếc máy photocopy thông thường. Nhưng mặt nổi bật của nó chính là dùng tia laser để quét văn bản khi in. Nó sẽ giúp rút ngắn đi thời gian in; và tăng hiệu quả năng suất làm việc của máy in một cách đáng kể.

Cho đến thời điểm hiện tại, một chiếc máy in laser có thể in được 200 bản photo chỉ trong thời gian 1 phút ngắn ngủi. Còn khi dùng để in những bản màu thì tốc độ sẽ giảm đi 1 chút nhưng vẫn đạt hiệu suất 100 bản/ phút.

>>> Tham khảo: Tem điện tử

IV. Nguyên tắc hoạt động của máy in laser

Khi nói về tia laser ở thời điểm hiện tại; có thể hiểu khá đơn giản rằng đó là máy in laser. Nó được sử dụng mực khô và hoạt động theo nguyên tắc là dùng tia laser chiếu vào một trống từ. Khi đó trống từ sẽ quay sang phía ống mực để cho mực hút vào trống. Cùng lúc đó giấy sẽ được chuyển sang bên trống mực, khi đó mực sẽ bám vào giấy. Đồng thời sẽ được sấy khô mực ở nhiệt độ cao, sẽ giúp cho mực bám chặt vào giấy hơn trước khi ra ngoài.

Khi nhiệt độ tương đối cao, sau khi mực đã được sấy khô và bám chặt vào giấy chuẩn bị ra ngoài. Cụ thể như sau:

  • Khi tia laser đang quét lên trống cản quang, khi đó gương đa giác sẽ quay liên tục.
  • Và khi ở những vị trí khác nhau, thì cường độ sáng của tia laser sẽ khác nhau. Đồng thời điện trở cũng tương tự và có những điện tích khác nhau.
  • Trong khi đang ở vị trí có nguồn điện tích gần bằng không sẽ được hút mực. Đổi lại những vị trí mà có nguồn điện tích cao hơn sẽ dừng hút mực.
  • Và nguyên lý về lượng điện nhiều hay ít cũng sẽ tùy thuộc vào cường độ tích điện. Khi mà trắng lăn qua hộp mực và tạo nên từng nét chữ cho trang in.
  • Sau khi giấy in đã di chuyển qua trống cùng với đó nội dung in sẽ được ghi lại. Và sau đó giấy sẽ đi qua bộ phận sấy mực với nhiệt độ cực cao. Lúc đó lực ép sẽ làm cho mực được dính chặt vào giấy.

>>> Tham khảo: Công nghệ in 3D – Vì sao đây là tương lai của thế giới in ấn

V. Quy trình in công nghệ laser

Đối với mỗi đơn vị, doanh nghiệp khác nhau thì sẽ có quy trình in công nghệ laser khác nhau. Tuy nhiên, để thực hiện in laser sẽ đều phải trải qua các bước cơ bản sau:

Bước 1: Kiểm các thiết bị đầu vào và kiểm tra máy in laser đảm bảo chúng hoạt động bình thường và sẵn sàng để in.

Bước 2: Cấp giấy in (vật liệu in), mực in đầy đủ tại các đầu chờ.

Bước 3: Đưa các dữ liệu cần in vào máy vi tính (hoặc các thiết bị đầu vào khác); thiết bị có kết nối với máy in laser.

Bước 4: Sau khi kiểm tra kỹ bản in thấy không có vấn đề gì thì nhấn lệnh in tại các thiết bị kết nối với máy in.

Bước 5: Máy in tự động in theo quy trình được cài đặt trước. Từ đó sẽ cho ra bản in hoàn chỉnh tại đầu ra.

Quy trình in công nghệ laser
Quy trình in công nghệ laser

Quy trình in công nghệ đều trải qua các bước cơ bản này

Lưu ý trong quá trình in laser

Trong quá trình in nếu hết giấy in, hoặc mực in thì việc in sẽ bị gián đoạn. Cần chuẩn bị kỹ các vật liệu này trước khi thực hiện in để đảm bảo quá trình in được thuận lợi.

VI. Sự khác biệt giữa máy in phun và máy in laser

Công nghệ máy in phun

Máy in phun hoạt động theo nguyên lý phun mực qua những lỗ nhỏ li ti trên đầu phun lên về mặt giấy in, theo từng giọt với một tốc độ lớn tạo ra bản in sắc nét, màu sắc chuẩn thực, sống động…

Công nghệ máy in phun
Công nghệ máy in phun

Tốc độ in: Là tham số tính số lượng trang/phút. Đối với máy in phun tốc độ in tương đối chậm. Nếu chỉ số tốc độ in cho phép in nhanh thì cũng là ở chế độ in nháp cho bản in màu sắc không chuẩn, chất lượng in không đảm bảo. Để in một trang màu  bình thường các máy in phun cần ít nhất từ 30 – 60s/A4, còn muốn in hình ảnh đẹp thì mất ít nhất 2 phút  trở lên.

Độ phân giải: Máy in phun rất đa dạng về độ phân giải, độ phân giải càng cao thì in chất lượng hình ảnh càng đẹp, có máy in phun cho độ phân giải từ : 1440×720 dpi, 2880×720 dpi, 4800×1200 dpi, cho đến 5760×1440 dpi. Nhưng chưa có máy in nào đạt được độ phân giải thực cao hơn 1200 x 1200 dpi.

Chất lượng in: Công việc của bạn đòi hỏi in màu, chất lượng hình ảnh là quan trọng thì máy in phun là lựa chọn thích hợp. Chỉ cần bạn đảm bảo mực in đúng loại, giấy in chuyên dụng phù hợp với tính chất của bản in cho kết quả  mỹ mãn. Ngoài ra máy in phun có tính năng in tràn lề cũng là điểm thú vị cho người sử dụng.

Chi phí in: Máy in phun sử dụng từ 2-4 hộp mực trở lên. Giá thành mực của máy in phun khá đắt mà số trang in cũng được ít hơn tùy thuộc vào độ phủ mực trên trang in. Nhưng so với hộp mực của máy laser màu thì vẫn còn rẻ hơn.

Công nghệ in laser

Máy in laser có 2 loại là máy in laser đen trắng và in laser màu:

Công nghệ in laser
Công nghệ in laser

Tốc độ in: So với máy in phun, các máy in laser có tốc độ in trung bình khá nhanh từ 12-40 trang A4/phút tùy từng loại máy in, đây thường là tốc độ in ở độ phân giải trung bình.

Độ phân giải: Độ phân giải thông thường của máy in laser là 600×600 dpi hoặc 1200×1200 dpi, dù in laser đơn sắc hay màu thì độ phân giải này đối với máy là laser là quá tuyệt vời.

Chất lượng in: Công việc của bạn chỉ cần dùng để in văn bản đơn sắc thông thường thì chiếc máy in laser đen trắng đáp ứng được nhu cầu của bạn. Còn bạn muốn in văn bản đẹp, chữ sắc nét, tốc độ nhanh thì hãng HP tung ra một số loại máy in laser màu (Color Laserjet ) bạn sẽ được cả hai: hình ảnh màu đẹp và đường nét sắc sảo với giá có thể chấp nhận được.

Chi phí in: Máy in laser cho hiệu quả kinh tế cao hơn vì chi phí bản in thấp thích hợp với nhiều loại giấy, nhưng giá mua mới của mộp hộp mực laser lại rất đắt lên đến hàng trăm USD. Tuy nhiên bạn có thể tận dụng bằng sử dụng mực tái chế cho mỗi lần máy hết mực.

>>> Tham khảo: Tem công nghệ nhiệt là gì? Lợi ích của in tem công nghệ nhiệt

VII. Ứng dụng của in laser trong cuộc sống

Ứng dụng của in laser trong cuộc sống
Ứng dụng của in laser trong cuộc sống

Với những ưu điểm tuyệt vời cùng tiện ích lớn trong cấu tạo, thiết kế. Công nghệ in laser nhanh chóng trở thành kỹ thuật được ứng dụng rộng rãi. Phục vụ tốt nhất không chỉ ở các lĩnh vực kinh doanh, in ấn thương mại. Mà công nghệ này còn chiếm lĩnh thị trường với rất nhiều ứng  dụng hữu ích vào cuộc sống. Đặc biệt là thường được sử dụng rộng rãi để in các ấn phẩm lấy ngay như:

  • In các ấn phẩm văn phòng: Bao gồm name card, tiêu đề thư, phong bì, kẹp file…
  • In tem hologram laser dán các hộp thực phẩm chức năng, hộp mỹ phẩm,…
  • In các ấn phẩm bao bì: Như túi giấy, decal, hộp giấy…
  • In các ấn phẩm truyền thông: Như tờ rơi, tờ gấp, sự kiện, catalogue, thư mời
  • In các ấn phẩm tết: Bao gồm bao li xì, lịch tết, thiệp chúc mừng…

Trên đây là những thông tin hữu ích về công nghệ laser, hy vọng những chia sẻ mà chúng tôi mang tới có thể giúp ích cho các bạn trong công việc cũng như trong cuộc sống.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi zalo

0989.808.159