Công nghệ in offset là gì? Cấu tạo máy in offset? Quy trình in offset

In offset là gì? Vậy bạn có bao giờ tự hỏi công nghệ in offset là gì chưa? Quy trình in được thực hiện như thế nào? Liệu rằng công nghệ in offset có phải là lựa chọn tối ưu nhất hiện nay không? Hãy cùng chúng tôi tìm câu trả lời bằng cách theo dõi thêm bài viết dưới đây nhé! 

Đôi nét về công nghệ in offset 

Hiện nay, In offset được nhiều doanh nghiệp lựa chọn khi có nhu cầu in ấn trên nhiều sản phẩm. Công nghệ in này đang mang đến nhiều ưu điểm vượt trội. Tuy nhiên, trước khi sử dụng công nghệ in offset cho nhu cầu in của doanh nghiệp, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nguồn gốc cũng như nguyên lý hoạt động của kỹ thuật in offset nhé. 

Sự ra đời và phát triển của in offset như thế nào? 

Sự ra đời và phát triển của in offset như thế nào? 
Sự ra đời và phát triển của in offset như thế nào?

Công nghệ in offset được ra đời vào khoảng 1875 tại Anh, khi mà máy in dùng kỹ thuật in offset và thạch bản đầu tiên lần đầu tiên ra đời. Đây là một trong kỹ thuật in mà trong đó các phần tử in (hình ảnh, chữ viết) dính mực in, thông qua tấm cao su hoặc tấm offset rồi mới được in lên vật liệu. 

Vào năm 1903, ông Ira Washington Rubel là người đầu tiên áp dụng kỹ thuật in này trên chất liệu giấy. 

Cũng tại thời điểm đó, hai anh em Charles Harris và Albert Harris cũng đã phát hiện ra điều này và chế tạo thành công máy in offset. Cho đến thời điểm ngày nay, công nghệ in offset được cải tiến với nhiều ưu điểm vượt trội so với phương pháp in lụa hay phương pháp kỹ thuật số, mang lại tiện ích cho đời sống.

In offset là gì? 

Có thể nói, In offset là công nghệ in đã xuất hiện từ khá lâu đời và được sử dụng ưa chuộng cho đến ngày nay. Trong những loại kỹ thuật in ấn phổ biến hiện nay, công nghệ in offset sử dụng lực ép của tâm cao su (tấm offset) sau đó mới được in lên vật liệu in. 

Nguyên tắc hoạt động của kỹ thuật in offset dựa trên kỹ thuật in phẳng. Nói một cách dễ hiểu hơn, thông tin hình ảnh trên bản in sẽ có tính quang hóa, các phần tử in bắt mực và những phần tử không in bắt nước

Điểm khác biệt của In offset là luôn dùng hình ảnh thuận. Có nghĩa là hình ảnh in phải là hình ảnh cùng hướng với tờ in. Nhờ vào điều đó, phương pháp in này in tốt trên tất cả các bề mặt từ giấy, bìa cứng, carton, nhựa hoặc chỉ cần những chất liệu có bề mặt phẳng là được. 

Ứng dụng của công nghệ in offset 

Nhờ những ưu điểm vượt trội, công nghệ in offset được sử dụng phổ biến rộng rãi trong lĩnh vực đời sống. Trong cuộc sống thường ngày của các bạn sẽ dễ dàng bắt gặp nhiều sản phẩm sử dụng kiểu in này, bởi vì kiểu in offset được ứng dụng đa dạng để: 

  • In trên bao lì xì chúc mừng năm mới, in lịch, in thiệp cưới hay các loại thiệp chúc mừng khác, catalogue, brochure
  • In trên các loại ấn phẩm như sách, vở, báo chí, tạp chí.
  • Trên các ấn phẩm văn phòng như: Name card, bìa hồ sơ, thư gửi, những ấn phẩm văn phòng khác. 
  • In tem nhãn decal, in bao bì, các mẫu túi giấy, hộp đứng giấy sản phẩm, hay các loại bao bì chai lọ. 

Quy trình in công nghệ offset diễn ra như thế nào? 

Sau khi các bạn đã tìm hiểu về khái niệm in offset là gì? Ứng dụng của công nghệ in offset ra làm sao. Tiếp theo, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu sâu hơn về quy trình in offset

Mặc dù, kỹ thuật in offset được phổ biến rộng rãi trong lĩnh vực in ấn. Nhưng không phải ai cũng nắm rõ được quy trình in. Để tạo ra được một sản phẩm bắt mắt trong mắt khách hàng. Thông thường, in offset giá rẻ HCM của In 4Tech trải qua 4 bước cơ bản sau: 

Thiết kế chế bản 

Để có được những bản in offset chất lượng. Không bị lỗi hỏng đầu tiên phải tạo ra được chế bản in tiêu chuẩn trên máy tính. Hay hiểu đơn giản là thiết kế bản in chuẩn file. Với những thông tin cần trình bày trên thiết kế một cách hài hòa. Cả về nội dung, hình thức và màu sắc theo nhu cầu thực tế của doanh nghiệp khách hàng. Sau khi hai bên đã thỏa thuận và hoàn thiện quá trình thiết kế, các công ty in ấn bao bì có thể chuyển sang bước kế tiếp là outfilm. 

Quy trình in công nghệ offset diễn ra như thế nào?
Quy trình in công nghệ offset diễn ra như thế nào?

Output Film 

Sau khi bản thiết kế đã được hoàn thành, kỹ thuật viên in ấn sẽ tiến hành xuất bản outfilm. Đối với các bản in có hình ảnh, film sẽ được outfilm thành bốn tấm. Bốn tấm này sẽ đại diện cho bốn lớp màu khác nhau như: C (Cyan), M (Magenta), Y (Yellow), K (Black). 

Đối với hệ màu CMYK là những hệ màu cơ bản. Có thể hòa sắc để tạo nên những màu sắc khác. Những màu cần thiết kết hợp từ 3 trong 4 màu nói trên hay cả 4 màu với nhiều thông số khác nhau sẽ đạt được nhiều kết quả màu sắc khác nhau. Quá trình này được gọi là “output 4 tấm film”.

Phơi bản kẽm 

Sau khi có được những tâm film. Nhân viên kỹ thuật in ấn sẽ phơi từng tấm lên một lớp bản kẽm. Hay có thể hiểu một cách đơn giản hơn. Là đem chụp hình ảnh của những tâm film này lên từng tấm bản kẽm bằng máy phơi kẽm. Đây là bước thứ 3 trong quy trình kỹ thuật in offset.

Tiến hành in 

Trong quá trình in offset, nhân viên kỹ thuật sẽ in từng màu một. Hoặc là bố trí thứ tự trước sau của từng loại màu in. Sẽ phụ thuộc vào kỹ thuật và kinh nghiệm của nhân viên kỹ thuật. 

Trước khi in, nhân viên kỹ thuật sẽ lựa chọn một trong 4 kẽm màu để lắp lên quả máy in offset. Ở phần vào mực tương ứng nhân viên kỹ thuật sẽ cho từng loại mực tương ứng vào. 

Sau khi chạy in hết số lượng định in. Kỹ thuật viên sẽ tháo kẽm ra và vệ sinh sạch mực cũ. Sau đó lắp kẽm mới vào cho giấy đã in màu mới vào. Quay lại tiếp tục quy trình như cũ. Quá trình này sẽ diễn ra tuần tự cho đến khi hết cả 4 màu. 4 màu này sẽ được in chồng lên nhau sẽ cho ra được bản in cuối cùng.

Đặc biệt trong quá trình in, nhân viên in ấn sẽ phải chạy thử các bản nháp nhằm đảm bảo được màu in ổn định. Khi tiến hành in offset, các nhà in phải trừ hao giấy để đảm bảo chất lượng. 

Gia công sau in 

Sau khi thực hiện xong tất cả các quy trình, khách hàng có thể chọn gia công sau khi in cho sản phẩm, một số dịch vụ thường được nhiều khách hành lựa chọn như: cán màng bóng – màng mờ (giúp cho sản phẩm mịn và bền hơn) hoặc bế decal (đối với những sản phẩm tem nhãn decal, sau khi in xong cắt rời thành những tem nhỏ), phủ Uv, ép nhũ, ép kim gia công….có rất nhiều dịch gia công sau khi in, nhưng không bắt buộc phải làm, tùy vào nhu cầu của khách mà có thể lựa chọn.

>>> Tham khảo: In laser là gì? Sự khác nhau giữa công nghệ in laser và in phun

Cấu tạo máy in offset 

Cấu tạo máy in offset
Cấu tạo máy in offset

Một máy in offset hiện nay gồm các bộ phận chủ yếu như: bộ phận cung cấp giấy, nhiều đơn vị in, các thiết bị trung chuyển có thể đưa giấy qua máy in, một bộ phận ra giấy, và các bộ trợ thêm như bàn điều khiển máy in. 

Theo như thông thường thì một đơn vị máy in offset tờ rời có ba trục chính cùng hệ thống làm ẩm và hệ thống trà mực lên khuôn in.

Sự khác nhau giữa in flexo và in offset 

Khác nhau về bản in 

Nếu như ở khái niệm về in offset là gì? công nghệ in này đã được nhấn mạnh là sử dụng bản in bằng cao su, hình ảnh cần in sẽ được in gián tiếp lên giấy in offset. Còn đối với in flexo, người ta sẽ dùng các bản in nổi linh hoạt. Được làm ra từ hợp chất photopolymer. 

Khác biệt về mực in 

Đối với công nghệ in offset thường có 4 màu process color là lục lam, đỏ, vàng và màu chính (có thể là màu đen) với loại mực nước hoặc mực uv tái chế được. Trong khi đó, in flexo có xu hướng sử dụng spot color. Và mực có thể sử dụng là mực nước, mực uv hay là mực hòa dung môi. 

Những chất liệu được in 

Máy in offset có thể in trên giấy, kim loại, bìa cứng, giấy bóng kính hoặc nhựa vinyl, gỗ, v.v. Bề mặt in không nhất thiết phải bằng phẳng. Công nghệ in flexo có thể được sử dụng trên các vật liệu thấm nước và không thấm nước. Như giấy bạc, bìa cứng, vải, kim loại, thủy tinh, v.v.

Từ những thông tin cơ bản trên, chúng ta có thể thấy rằng in offset và in flexo đều là những công nghệ in hiện đại. Nhiều nhà sản xuất sử dụng chúng. Để áp dụng cho các vật liệu từ gỗ, giấy đến gỗ, kim loại… Dựa trên sự khác biệt sẽ giúp có ý tưởng rõ ràng. Sau đó, bạn có thể chọn công nghệ in phù hợp. Dựa trên nhu cầu in bao bì và đóng gói của mình. 

Một số sản phẩm được làm từ công nghệ in offset 

Kỹ thuật in offset cho ra đời nhiều sản phẩm chất lượng cao, hình ảnh sắc nét. Nên rất thích hợp với nhiều ấn phẩm khác nhau. Sau đây là một số sản phẩm chính phổ biến mà đi đâu bạn cũng dễ dàng bắt gặp. 

Một số sản phẩm được làm từ công nghệ in offset 
Một số sản phẩm được làm từ công nghệ in offset
Một số sản phẩm được làm từ công nghệ in offset 
Một số sản phẩm được làm từ công nghệ in offset
Một số sản phẩm được làm từ công nghệ in offset 
Một số sản phẩm được làm từ công nghệ in offset

Công ty in offset uy tín chất lượng giá rẻ tại Tp.HCM 

Với tất cả những ấn phẩm đẹp mắt trên In 4Tech đều có thể giúp bạn có được. Công ty in 4Tech tự hào là một trong những đơn vị in công nghệ offset uy tín và giá rẻ hàng đầu tại Tp.HCM. Với quy trình thiết kế khép kín, nhanh chóng, chuyên nghiệp. Nên đây là một địa chỉ bạn nên tìm đến. Chúng tôi luôn sẵn sàng đáp ứng mọi nhu cầu về số lượng và kích thước của sản phẩm của quý khách. 

Qua những thông tin chia sẻ ở trên, chúng ta đã có thể cùng nhau tìm hiểu về công nghệ in offset là gì. Đây có thể coi là công nghệ in ấn hiện đại và tốt nhất hiện nay. Mà ứng dụng của chúng rất rộng rãi trong cuộc sống. Để hiểu rõ kỹ thuật cũng như quy trình in ấn. Sẽ giúp bạn hiểu biết trước khi đưa những ấn phẩm vào trong sản xuất và truyền thông.

Nếu như có nhu cầu thiết kế in ấn vui lòng liên hệ với chúng tôi:

Công ty in tem 4Tech

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi zalo

0989.808.159