Hiện nay hóa đơn được tồn tại chủ yếu dưới hai hình thức là hóa đơn giấy và hóa đơn điện tử. Chắc hẳn các bạn có rất nhiều câu hỏi thắc mắc về các hình thức hóa đơn này. 4Tech sẽ giải đáp những câu hỏi để giúp bạn nắm rõ hơn về mẫu hóa đơn đặt in này nhé! Từ đó giúp bạn có thêm kiến thức về vấn đề này nếu muốn tìm hiểu.
Hóa đơn đặt in là gì?
Theo Thông tư 39/2014/TT-BTC, mẫu hóa đơn đặt in là hóa đơn do các tổ chức đặt in theo mẫu để sử dụng cho hoạt động bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, hoặc do cơ quan thuế đặt in theo mẫu để cấp, bán cho các tổ chức, hộ, cá nhân.
Đối tượng sử dụng mẫu hóa đơn đặt in
Những đối tượng nào được sử dụng mẫu hóa đơn đặt in này? Bạn đã biết theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Thông tư số 39/2014/TT-BTC, các đối tượng sử dụng bao gồm:
- Tổ chức kinh doanh mới thành lập thuộc đối tượng được tự in hóa đơn nếu không sử dụng hóa đơn tự in thì được tạo hóa đơn đặt in để sử dụng cho các hoạt động bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo hướng dẫn
- Tổ chức kinh doanh, doanh nghiệp không thuộc đối tượng mua hóa đơn của cơ quan thuế được tạo hóa đơn đặt in để sử dụng cho các hoạt động bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
Tham khảo thêm: [Top 29] Mẫu in vé gửi xe Đẹp – Giá Tốt nhất hiện nay
Các yêu cầu về mẫu hóa đơn đặt in
Nắm rõ các yêu cầu về hóa đơn đặt in giúp biết cách sử dụng đúng về nó và không bị nhầm lẫn khi phân biệt các hình thức khác của hóa đơn: hóa đơn tự in, hóa đơn điện tử. Vì thế hãy đọc kỹ để nắm rõ những yêu cầu của hóa đơn đặt in bạn nhé!
- Loại hóa đơn này được in ra dưới dạng mẫu in sẵn phải có các tiêu thức đảm bảo khi lập hóa đơn có đầy đủ nội dung bắt buộc theo hướng dẫn tại khoản 1 điều 4 thông tư số 39/2014/TT-BTC.
- Đối tượng được tạo hóa đơn đặt in tự quyết định mẫu hóa đơn đặt in.
- Tổ chức kinh doanh đặt in hóa đơn phải in sẵn tên, mã số thuế vào tiêu thức “tên, mã số thuế người bán” trên tờ hóa đơn.
- Trường hợp tổ chức kinh doanh đặt in hóa đơn cho các đơn vị trực thuộc thì tên tổ chức kinh doanh phải được in sẵn phía trên bên trái của tờ hóa đơn. Các đơn vị trực thuộc đóng dấu hoặc ghi tên, mã số thuế, địa chỉ vào tiêu thức “tên, mã số thuế, địa chỉ người bán hàng” để sử dụng.
- Đối với hóa đơn do Cục Thuế đặt in, tên Cục Thuế được in sẵn phía trên bên trái của tờ hóa đơn.
Thủ tục khai báo mẫu hóa đơn đặt in
Thủ tục khai báo mẫu hóa đơn này như thế nào? Có những điểm gì khác nhau giữa 2 loại hóa đơn tự in và điện tử? Để hình dung được thủ tục như thế nào, hãy cùng 4Tech nắm bắt qua các bước in ấn cơ bản dưới đây:
Bước 1: Lập đơn đề nghị sử dụng mẫu hóa đơn đặt in
- Trước khi đặt in hóa đơn lần đầu, tổ chức kinh doanh, doanh nghiệp phải gửi đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp đề nghị sử dụng hóa đơn đặt in (Mẫu số 3.14 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư số 39/2014/TT-BTC).
- Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ khi nhận được đề nghị của tổ chức, doanh nghiệp, cơ quan thuế quản lý trực tiếp phải có Thông báo về việc sử dụng hóa đơn đặt in (Mẫu số 3.15 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư số 39/2014/TT-BTC).
Bước 2: Cán bộ thuế đến kiểm tra doanh nghiệp. Khi cán bộ thuế đến kiểm tra, doanh nghiệp cần chuẩn bị:
- Treo biển doanh nghiệp tại trụ sở chính đó.
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp. Đăng ký mẫu dấu và dấu tròn.
- Có bàn ghế, sổ sách, các dụng cụ hay nguyên vật liệu chứng tỏ doanh nghiệp có hoạt động.
- Văn bản xác nhận về quyền sử dụng trụ sở chính của doanh nghiệp là hợp pháp (Hợp đồng mượn nhà, thuê nhà hay giấy chứng nhận sử dụng đất của giám đốc).
- Hợp đồng mua bán hoặc cung cấp các hàng hóa, dịch vụ. Chứng tỏ doanh nghiệp có khách hàng và có nhu cầu xuất mẫu hóa đơn đặt in cho các khách hàng.
Bước 3: Tìm đơn vị in mẫu hóa đơn đặt in
Doanh nghiệp phải tìm đơn vị in để đặt in. Tổ chức nhận in hóa đơn phải đảm bảo điều kiện như sau:
- Tổ chức nhận loại hình thức hóa đơn đặt in này phải là doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh còn hiệu lực và có giấy phép hoạt động ngành in (bao gồm cả in xuất bản phẩm và không phải xuất bản phẩm).
- Trường hợp đơn vị sự nghiệp công lập có hoạt động sản xuất kinh doanh như doanh nghiệp, có giấy phép hoạt động ngành in, có máy móc thiết bị ngành in thì được nhận in hóa đơn đặt in của các tổ chức.
Bước 4: Thanh lý hợp đồng in
- Thanh lý hợp đồng in với đơn vị in mẫu hóa đơn đặt in
- Đề nghị đơn vị in xuất hóa đơn đỏ
Bước 5: Thực hiện thủ tục thông báo phát hành hóa đơn
Thông báo phát hành hóa đơn và mẫu hóa đơn đặt in phải được gửi đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp chậm nhất 02 ngày trước khi tổ chức kinh doanh bắt đầu sử dụng hóa đơn.
Như vậy, chỉ với 5 bước là bạn đã hoàn thành được thủ tục khai báo hóa đơn đặt in. Nắm bắt thủ tục này để khi cần thực hiện một cách nhanh chóng.
4Tech – Địa chỉ cung cấp mẫu hóa đơn đặt in uy tín giá cả phải chăng
Sau khi được cơ quan thuế thông báo rằng doanh nghiệp được quyền đặt in mẫu hóa đơn đặt in, doanh nghiệp có thể tìm các đơn vị đặt in. Doanh nghiệp nên lựa chọn những đơn vị đặt in uy tín, chất lượng và đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật. Nếu bạn đang muốn tìm đơn vị đặt in hóa đơn, bạn có thể liên hệ với chúng tôi – công ty in tem chống giả 4Tech.
4Tech luôn áp dụng hệ thống công nghệ tốt nhất và đưa đến cho khách hàng những trải nghiệm tốt nhất. Quy trình làm việc của chúng tôi được xây dựng một cách hợp lý và chuyên nghiệp. Vì thế, bạn hãy lựa chọn 4Tech là đơn vị cung cấp mẫu hóa đơn cho doanh nghiệp của mình khi có nhu cầu.
Đồng hành cùng với chúng tôi, quý khách hàng yên tâm bởi.
- Được nhiều người review về sự chuyên nghiệp khi làm việc.
- Giá tốt nhất thị trường.
- Tư vấn hoàn toàn miễn phí.
- Hỗ trợ khách hàng nhiệt tình bởi đội ngũ nhân viên ưu tú.
Trên đây công ty in 4Tech vừa cung cấp cho các bạn các thông tin về mẫu hóa đơn đặt in. Đây là những điều quan trọng và bạn cần phải biết về hóa đơn đặt in. Hãy đọc và bỏ túi cho mình những thông tin cần thiết này để không phải lăn tăn khi có nhu cầu tìm hiểu.
Nếu bạn có thắc mắc gì thêm về vấn đề này, hãy liên hệ với 4Tech để được tư vấn, hỗ trợ ngay nhé! Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe khách hàng và giải đáp các thắc mắc có liên quan cho bạn.