Vải thiều – Bước phát triển vượt bậc của ngành nông sản Việt Nam

Vải thiều đến tay người tiêu dùng và được thị trường chấp nhận; yếu tố quan trọng nhất chính là chất lượng gắn với các tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh.

Vải thiều Hải Dương kết nối tiêu thụ với nhiều nước

 

Vải thiều Hải Dương được mùa được giá, mẫu mã, chất lượng tốt hơn  - Ảnh 3.
Sản lượng vải toàn tỉnh năm 2022 dự kiến đạt trên 60.000 tấn, tăng 5.000 tấn so năm 2021.

Theo UBND tỉnh Hải Dương, năm nay, toàn tỉnh hiện có 8.900 ha vải; trong đó Thanh Hà 3.250ha, thành phố Chí Linh 3.400ha, các huyện, thành phố, thị xã còn lại 2.250ha. Trà vải sớm bắt đầu thu hoạch từ ngày 1-5, thu hoạch rộ từ ngày 25/5- 05/6/2022 với sản lượng ước trên 35.000 tấn; trà vải thiều chính vụ dự kiến thu hoạch từ 10-6; thu hoạch rộ từ 15 – 25/6 với sản lượng ước trên 25.000 tấn.

Đặc biệt, sản phẩm vải thiều Thanh Hà, Hải Dương thơm ngon nổi tiếng trong và ngoài nước. Vải được sản xuất theo tiêu chuẩn Gap, tiêu chuẩn xuất khẩu; đã được chứng nhận chỉ dẫn địa lý và được dán tem truy xuất nguồn gốc.

Vải thiều Thanh Hà chính thức lên sàn thương mại điện tử Lazada

vai-thieu-thanh-ha-chinh-thuc-len-san-thuong-mai-dien-tu-lazada_1
Vải thiều Thanh Hà chính thức lên sàn thương mại điện tử Lazada

Trong đó; Lazada là đơn vị đầu tiên chính thức đưa vải thiều Thanh Hà lên nền tảng thương mại điện tử. Chia sẻ về hoạt động ý nghĩa này; ông James Dong – Tổng Giám đốc Lazada Việt Nam cho biết: “Tại Lazada; mục tiêu hàng đầu của chúng tôi là đồng hành, hỗ trợ các doanh nghiệp; nhà bán hàng địa phương kinh doanh hiệu quả trên thương mại điện tử. Vì vậy, chúng tôi rất vui mừng khi được hợp tác với Cục Xúc tiến thương mại để cùng quảng bá và bán đặc sản vải Thanh Hà của tỉnh Hải Dương trên Lazada.

Lazada dự kiến sẽ phân phối vải thiều Thanh Hà với hình thức giao hàng nhanh trong 4 giờ đến tận tay người tiêu dùng tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh để đảm bảo tối đa sự tươi ngon và hương vị đặc trưng của loại đặc sản này. Sau vải Thanh Hà; chúng tôi sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ với Cục Xúc tiến thương mại; cùng các đối tác và địa phương khác để đưa thêm nhiều đặc sản Việt Nam lên nền tảng thương mại điện tử Lazada. Qua đó; đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng và mở thêm một kênh kinh doanh hiệu quả cho các doanh nghiệp, nhà bán hàng Việt”.

Người tiêu dùng dễ dàng tìm mua sản phẩm vải thiều Thanh Hà (Hải Dương) trên trang thương mại điện tử Lazada

Vải thiều Bắc Giang được phân phối bài bản trên 6 sàn thương mại điện tử

Theo Bộ Công Thương; mới đây Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số đã làm việc và phối hợp chặt chẽ với 6 sàn thương mại điện tử lớn tại Việt Nam bao gồm: Sendo (FPT), Voso (Viettel Post), Tiki-BigC/GO, Shopee, Lazada và Postmart (VnPost) để tổ chức việc hỗ trợ tiêu thụ mặt hàng vải thiều Bắc Giang trên các sàn thương mại điện tử.

Bên cạnh đó, với tinh thần chung; Tập đoàn Central Retail cũng sẽ triển khai hàng loạt chương trình kích cầu tiêu thụ vải thiều. Theo đó, từ đầu tháng 6/2021; khi mùa vụ vải bước vào chính vụ, Central Retail sẽ dành những vị trí đẹp nhất trong tất cả các siêu thị GO!,Big C trên toàn quốc; trưng bày vải Lục Ngạn – Bắc Giang và vải Thanh Hà – Hải Dương sao cho thật sự bắt mắt, đồng thời áp dụng các chương trình kích cầu mua sắm đặc biệt hấp dẫn.

Chương trình diễn ra từ ngày 5/6 – 20/6/2021. Phạm vi bán hàng trên toàn quốc; trên nền tảng thương mại điện tử; thông qua các kênh của hệ thống siêu thị và đại siêu thị như: App GO! &Big C, Zalo, Facebook Big C; Hotline 19001880 và đặc biệt là chương trình bán hàng online khi hợp tác với TikiNgon.

Sàn thương mại điện tử Lazada là một trong những sàn thương mại điện tử có lượng người truy cập mua sắm cao tại Việt Nam.  Đại diện phía Lazada cũng như FOODMAP cho biết; hiện tại các khâu chuẩn bị hàng hóa đã cơ bản hoàn tất. Sản phẩm vải thiều Bắc Giang được FOODMAP phân phối trên Lazada là loại vải lựa chọn kỹ lưỡng; chất lượng quả vải to, đẹp, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu,…

Sàn thương mại điện tử phối hợp cùng siêu thị hỗ trợ tiêu thụ vải thiều

sàn thương mại điện tử Tiki (Tiki Ngon) đã hợp tác với đối tác chiến lược BigC/Go (Tập đoàn Central Retail) hay sàn thương mại điện tử Lazada cùng 2 nhà bán lẻ VinMart và FoodMap (chuyên phân phối thực phẩm và trái cây); hướng đến mục tiêu nâng cao trải nghiệm mua sắm an toàn, tiện lợi cho khách hàng ngay tại nhà.

 

Sàn thương mại điện tử phối hợp cùng siêu thị hỗ trợ tiêu thụ vải thiều.

Theo đại diện Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số; năm nay là năm đầu tiên có sự kết hợp như vậy trong phương thức phân phối sản phẩm vải thiểu của Bắc Giang Trước đây các nhà nhà bán hàng trên sàn thương mại điện tử có thể chủ động nguồn hàng tận gốc hoặc nhập qua doanh nghiệp đầu mối; tuy nhiên cả hai phương thức đều phải chịu chi phí lớn về logistics hoặc lợi nhuận của doanh nghiệp đầu mối; Trong khi đó; các siêu thị thường tập trung vào phương thức phân phối truyền thống với năng lực phân phối quy mô lớn của hệ thống siêu thị; nguồn hàng và logistics được vận hành tốt từ trước là một lợi thế lớn của hệ thống các siêu thị.

Vải thiều Việt Nam được quảng bá đa dạng tại Nhật Bản

Để hỗ trợ quả vải Việt Nam mở rộng thị phần tại thị trường Nhật Bản tiềm năng và khó tính; thời gian qua; các cơ quan xúc tiến thương mại của Việt Nam đã tích cực đưa ra nhiều hình thức quảng bá sản phẩm này tới người tiêu dùng Nhật.

Theo Đại sứ Vũ Hồng Nam; Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản chia sẻ; Đại sứ quán đã và đang nỗ lực tăng cường triển khai nhiều hoạt động xúc tiến; quảng bá hình ảnh và thúc đẩy tiêu thụ quả vải tươi Việt Nam tại thủ đô Tokyo cũng như nhiều địa phương của Nhật Bản. Đại sứ quán phối hợp với các cơ quan phía Nhật Bản tổ chức các sự kiện Tuần hàng Việt Nam tại chuỗi siêu thị AEON tại Saitama, Kagoshima… nhằm quảng bá các sản phẩm nông sản, thực phẩm của Việt Nam, trong đó nổi bật là quả vải.

Vải thiều Việt Nam được quảng bá đa dạng tại Nhật Bản

Kết quả của phương thức tiếp cận này là một số hợp đồng hợp tác bao tiêu; xuất khẩu quả vải thiều Việt Nam sang Nhật Bản đã được ký kết. Trong đó, gần đây nhất, cùng với sự vào cuộc tích cực của Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản; một số doanh nghiệp Việt Nam, trong đó có Công ty Trách nhiệm hữu hạn Sản xuất; Thương mại, Dịch vụ Rồng Đỏ đã chốt được đơn hàng xuất khẩu vải thiều cho hai đối tác mới và quan trọng tại Nhật Bản.

Vải thiều Việt Nam vào Singapore, cửa ngõ ra thế giới

Singapore là một thị trường rất nhỏ với quy mô dân số chưa đến 6 triệu dân. Tuy nhiên; đây là một thị trường có truyền thống tiêu thụ trái vải với nhu cầu cao và ổn định. Trong văn hóa người Hoa, sắc dân chủ yếu tại Singapore; trái vải được coi là trái cây mang lại may mắn; bắt buộc hiện diện trong các dịp lễ quan trọng và các bữa tiệc lớn. Nắm bắt yếu tố này, để quảng bá cho trái vải Việt Nam tại địa bàn; Thương vụ Việt Nam tại Singapore đã cho in ấn standee; poster gắn sự kiện vải tươi Việt Nam mùa vụ mới với Lễ hội Đoan Ngọ của người Hoa.

Cổng thông tin điện tử của Thương vụ; trang tiếng Anh – cũng đăng tải bài viết giới thiệu lịch sử trái vải và các tác dụng dược lý; làm đẹp của trái vải.

Giá trị xuất khẩu vải thiều chưa lớn; nhưng nỗ lực của các cơ quan quản lý và sự quyết tâm của các doanh nghiệp để khai mở thị trường nước ngoài; cho mặt hàng trái vải chính là để chứng minh năng lực cung ứng; năng lực bảo quản sau thu hoạch và năng lực logistics của Việt Nam; đây là chìa khóa mở cửa cho mọi mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam để đi ra thế giới.

Xem thêm: https://temchonghanggia4t.com/

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi zalo

0989.808.159