10 bước đăng ký cấp giấy chứng nhận ISO (9000, 14000, 22000…)

Đăng ký cấp giấy chứng nhận ISO có ý nghĩa và rất cần thiết đối với sự phát triển của mỗi doanh nghiệp. Vậy doanh nghiệp cần làm gì để có thể sở hữu loại giấy này? Giấy chứng nhận ISO có công dụng gì? Cùng công ty in tem chống hàng giả 4Tech tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Chứng chỉ ISO là gì? Giấy chứng nhận ISO là gì?

đăng ký cấp giấy chứng nhận iso 4tech
Đăng ký chứng nhận ISO cần làm gì?

ISO là chữ viết tắt của Tổ chức Quốc tế về tiêu chuẩn hóa bằng Tiếng Anh. ISO được thành lập vào năm 1946 với mục tiêu thúc đẩy sự phát triển của thương mại và doanh nghiệp trên phạm vị thế giới. Quá trình này được thực hiện thông qua việc xây dựng và niêm yết các tiêu chuẩn ISO chung.

Giấy chứng nhận ISO được hiểu như là một bằng chứng chính thức xác nhận rằng một hệ thống quản lý của doanh nghiệp đã đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của một tiêu chuẩn ISO cụ thể. Vậy giấy chứng nhận ISO có những loại giấy nào? Chúng có giống nhau không?

Các loại giấy chứng nhận ISO thông dụng

Các loại giấy chứng nhận ISO thông dụng
Các loại giấy chứng nhận ISO thông dụng

Tùy theo mỗi ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh mà các doanh nghiệp cần đăng ký cấp giấy chứng nhận ISO tương ứng.

ISO 9000 là gì?

Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 được xây dựng để đưa ra các tiêu chuẩn trong việc quản lý chất lượng của doanh nghiệp. Từ đó doanh nghiệp sẽ xây dựng và vận hành hệ thống một cách hệ thống và hiệu quả hơn.

đăng ký cấp giấy chứng nhận iso 4tech
Thế nào là ISO 9000?

ISO 14001 là gì?

Bộ tiêu chuẩn ISO 14001 là hệ thống các tiêu chuẩn về sản phẩm mà giảm thiểu sự tác động của môi trường. Hay còn gọi là hệ thống quản lý môi trường.  Chứng chỉ ISO 14001 được ra đời để hỗ trợ các doanh nghiệp về cách thức sản xuất sản phẩm và tác động của môi trường.

Tiêu chuẩn ISO 22000 là gì?

Việc cấp chứng chỉ ISO 22000 thể hiện doanh nghiệp đã làm đúng các tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm theo quy chuẩn thế giới.

đăng ký cấp giấy chứng nhận iso 4tech
ISO 22000 dùng để chứng nhận an toàn thực phẩm

Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo các chứng nhận khá phổ biến hiện nay như:

  • ISO 45001: Hệ thống quản lý sức khỏe và an toàn nghề nghiệp
  • ISO 27001: Hệ thống quản lý an ninh thông tin
  • ISO 50001: Hệ thống quản lý năng lượng

Vậy doanh nghiệp cần làm gì để đăng ký cấp chứng nhận ISO?

Các bước đăng ký cấp giấy chứng nhận ISO (9000, 14000, 22000,…)

Các bước đăng ký cấp giấy chứng nhận ISO
Các bước đăng ký cấp giấy chứng nhận ISO

Hiện nay, chứng chỉ ISO được mở rộng phạm vi áp dụng cho mọi doanh nghiệp, không phân biệt lĩnh vực, quy mô và sản phẩm.

Quy trình để được cấp giấy chứng nhận ISO là gì? Chúng ta cần làm đúng quy trình 10 bước như sau:

Các bước chuẩn bị giấy chứng nhận ISO

  • Bước 1: Thống nhất ý kiến về việc chọn tiêu chuẩn ISO cho doanh nghiệp
  • Bước 2: Tìm người đại diện lãnh đạo chất lượng. Người này không cần thiết là người đại diện pháp luật của công ty nếu loại hình công ty không phải là một thành viên.
  • Bước 3: Chứng chỉ ISO là gì? Chứng chỉ là việc được chứng nhận đã hoàn tất bộ tiêu chuẩn ISO gồm rất nhiều điều khoản. Vì vậy, muốn đạt tiêu chuẩn chất lượng để được cấp chứng chỉ ISO, doanh nghiệp cần phân tích những tiêu chuẩn chất lượng sẽ áp dụng. Từ đó đối chiếu với thực tế và đưa ra các kế hoạch cụ thể để đạt được chứng chỉ.
  • Bước 4: ISO áp dụng cho toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nên người chủ phải thông báo cho toàn thể nhân viên để cùng cố gắng thực hiện.

Các bước thực hiện giấy chứng nhận ISO

Các bước thực hiện giấy chứng nhận ISO
Các bước thực hiện giấy chứng nhận ISO
  • Bước 5: Doanh nghiệp cần soạn thảo tài liệu ISO cho tổ chức để làm quy chuẩn thực hiện theo kế hoạch và đáp ứng các tiêu chuẩn ISO.
  • Bước 6: Triển khai áp dụng theo tài liệu được soạn từ bước 5 để thực tế hóa việc triển khai ISO tại doanh nghiệp.
  • Bước 7: Trong khoảng thời gian nhất định, doanh nghiệp cần thực hiện các cuộc kiểm tra và đánh giá để xác định hệ thống hiện tại đang áp dụng có phù hợp với yêu cầu của các tiêu chuẩn ISO.

Các bước đăng ký giấy chứng nhận ISO

  • Bước 8: Đăng ký cấp giấy chứng nhận ISO

Doanh nghiệp cần phải lựa chọn một tổ chức chứng nhận ISO uy tín. Để được cấp giấy chứng nhận ISO nếu đạt yêu cầu.

Khi đăng ký chứng nhận ISO ,doanh nghiệp sẽ được tổ chức chứng nhận hướng dẫn chi tiết từng bước thực hiện. Giúp tiết kiệm thời gian; chi phí và nguồn lực.

  • Bước 9: Nhận chứng chỉ ISO
  • Bước 10: Duy trì và tiếp tục áp dụng theo bộ tài liệu ISO đã soạn. Sau khi được cấp chứng chỉ ISO.

Đây là các bước cơ bản để doanh nghiệp có thể nhận được giấy chứng nhận ISO. Việc duy trì hàng năm cũng rất tốn thời gian vì sẽ phải thường xuyên có đoàn kiểm tra kiểm định chất lượng. Vậy loại lợi ích của giấy chứng nhận này là gì mà nhiều doanh nghiệp tốn nhiều thời gian và tiền của để làm đến vậy?

Lợi ích khi sở hữu giấy chứng nhận ISO

Lợi ích khi sở hữu giấy chứng nhận ISO
Lợi ích khi sở hữu giấy chứng nhận ISO

Đối với bất kì doanh nghiệp nào, việc chứng minh mình có giấy chứng nhận ISO sẽ mang lại lợi ích rất lớn. Các lợi ích này cụ thể có thể kể đến như:

  • Tăng cường niềm tin của khách hàng: Khách hàng sẽ yên tâm hơn khi làm việc với một tổ chức có chứng nhận ISO.
  • Cải thiện hình ảnh thương hiệu: Giấy chứng nhận ISO góp phần xây dựng hình ảnh chuyên nghiệp và đáng tin cậy cho tổ chức.
  • Giảm thiểu rủi ro: Việc có một hệ thống quản lý hiệu quả giúp giảm thiểu các rủi ro về chất lượng, môi trường, và an toàn.
  • Nâng cao năng lực cạnh tranh: Giấy chứng nhận ISO giúp tổ chức nổi bật hơn so với các đối thủ cạnh tranh.

Doanh nghiệp cần đăng ký cấp giấy chứng nhận ISO và áp dụng tiêu chuẩn ISO vào hoạt động kinh doanh, và phải ngày càng cải tiến. Bởi vì chứng nhận ISO có thời hạn hiệu lực và doanh nghiệp phải tái đăng ký. Một cách để quảng bá sản phẩm của bạn nhận giấy chứng nhận ISO là in tem ISO. Nếu có nhu cầu in tem nhãn chứng minh giấy chứng nhận ISO thì liên hệ ngay công ty chuyên in tem 4Tech để được in ấn với mức giá ưu đãi nhất nhé!

Gọi zalo

094 33 99 886