Cán màng là gì? Vai trò của cán màng trong in ấn

Cán màng là một trong những kỹ thuật thuộc lĩnh vực in ấn, nó không xa lạ với những người trong ngành. Nhưng với khách hàng mới, kỹ thuật này vẫn còn khá mới lạ. Vậy cán màng là gì và vai trò của nó trong ngành in như thế nào? Hãy cùng với 4Tech tham khảo nội dung dưới đây để có câu trả lời chuẩn xác nhé!

Cán màng là kỹ thuật hiện đại giúp sản phẩm đảm bảo độ bền đẹp theo thời gian
Cán màng là kỹ thuật hiện đại giúp sản phẩm đảm bảo độ bền đẹp theo thời gian

Cán màng là gì?

Đây là kỹ thuật được sử dụng trên sản phẩm, tem, nhãn mác, bao bì,… Kỹ thuật này sẽ phủ lên bề mặt của sản phẩm một lớp nilon cực mỏng nhờ lực ép và nhiệt độ. Nó giúp làm tăng tính thẩm mỹ của sản phẩm. Đồng thời nâng cao chất lượng cho chúng, tránh được bụi bẩn hoặc hiện tượng ẩm và ố vàng. Một số sản phẩm cán màng thông thường như namecard, portfolio…

Một loại máy dùng để cán mỏng lớp màng lên sản phẩm
Một loại máy dùng để cán mỏng lớp màng lên sản phẩm

Các kỹ thuật cán màng phổ biến

Tùy vào từng ấn phẩm in ấn là gì mà phía đơn vị thi công sẽ áp dụng kỹ thuật cán cho phù hợp. Hiện nay thì có 02 loại kỹ thuật chính là:

Kỹ thuật cán màng bóng

Đây là kỹ thuật phủ một lớp màng BOPP mỏng, trong suốt, có độ bóng. Những sản phẩm được ứng dụng kỹ thuật này sẽ láng mịn hơn, độ bóng và phản sáng tốt hơn, dễ dàng lau sạch bụi bẩn hoặc dấu vân tay nếu có.

Không chỉ có vậy, kỹ thuật cán bóng này còn giúp chống xước, chống ẩm mốc, bụi bẩn, không làm nhăn ấn phẩm như những cách làm khác.

Chính vì vậy mà kỹ thuật này thường được sử dụng để cán vào brochure, card visit, decal dán, tờ rơi, tem nhãn decal, hộp đựng sản phẩm,…

Kỹ thuật cán màng mờ

Cũng sẽ tương tự như kỹ thuật cán màng bóng, tuy nhiên lớp màng mỏng sẽ có độ nhám nhất định. Ấn phẩm lúc đó sẽ có độ mờ, không phản chiếu ánh sáng nhưng tăng thêm phần lịch thiệp, sang trọng hơn.

Kỹ thuật này thường được áp dụng cho các sản phẩm như mẫu mẫu danh thiếp, name card, túi giấy hoặc làm quyển catalogue,…

Với phương pháp cán màng mờ, chi phí thực hiện rẻ nhưng vẫn thể hiện được thương hiệu riêng của từng doanh nghiệp.

Vai trò của cán màng trong in ấn

Ngoài việc làm tăng tính thẩm mỹ, thì cán màng còn giữ những vai trò sau:

  • Mang đến vẻ bề ngoài sản phẩm sang trọng và lịch thiệp.
  • Gia tăng tuổi thọ và độ bền sản phẩm, chống nước và ẩm mốc.
  • Giúp công việc vệ sinh bề mặt sản phẩm trở nên dễ dàng hơn, đặc biệt là những ấn phẩm dùng nguyên liệu giấy. Nó không làm ảnh hưởng đến lớp giấy bên trong nhờ khả năng tránh bụi bẩn.
  • Khả năng chống trầy xước trực tiếp lên trên bề mặt của sản phẩm. Được đảm bảo hơn trong quá trình vận chuyển, trưng bày hoặc lưu kho.
Kỹ thuật phủ màng mỏng có nhiều vai trò trong cuộc sống
Kỹ thuật phủ màng mỏng có nhiều vai trò trong cuộc sống

Quy trình thực hiện kỹ thuật cán màng

Để thực hiện kỹ thuật này, nhà sản xuất cần sử dụng thiết bị là máy cán màng nhiệt hoặc nguội. Các bước để thực hiện kỹ thuật cán màng lần lượt như sau:

– Cuộn màng sẽ được trải ra và được tráng một lớp keo dính lên trên bề mặt.

– Sau đó ấn phẩm cần tráng màng. Sẽ được đưa vào hệ thống trục lăn ép màng trên từng bề mặt giấy từng tờ một.

– Một trục khác trong máy cán màng sẽ có vài trò sẽ cuộn và thu hồi giấy. Đã được cán màng cuộn lại thành một cuộn tròn.

– Sau khi lớp keo dính khô lại, nhà sản xuất sẽ trải ấn phẩm ra từng tờ một bằng tay.

– Công đoạn cuối cùng bạn có thể cắt gọn những phần màng cán dư thừa (nếu có)

Một vài lưu ý khi lựa chọn kỹ thuật cán màng

Loại kỹ thuật này luôn mang lại những hiệu quả tốt cho sản phẩm. Tuy nhiên, để cán màng phát huy tốt nhất khả năng của nó, bạn cần lưu ý tới một vài vấn đề sau đây:

– Lựa chọn loại cán màng phù hợp với mục đích sử dụng: Như đã đề cập ở trên, cán màng bóng và mờ thường phù hợp với từng loại ấn phẩm khác nhau. Chức năng của 02 loại kỹ thuật cũng chỉ tương đồng chứ không giống nhau. Vì vậy, để đảm bảo tính nhận diện thương hiệu, đòi hỏi bạn tìm hiểu rồi đưa ra lựa chọn loại kỹ thuật cho phù hợp.

– Số mặt cần cán màng: Nếu chọn cán 1 mặt, doanh nghiệp có thể tiết kiệm được nhiều chi phí. Tuy nhiên, mặt còn lại vẫn có thể bị dính ẩm, ố vàng hoặc bám bẩn,…. Trong khi, cán màng 02 mặt sẽ khắc phục toàn bộ những nhược điểm nêu trên, nhưng giá thành cao hơn.

– Chất lượng giấy cán màng: Tiêu chuẩn và dùng nhiều nhất hiện giờ là 170gsm. Nếu sử dụng giấy mỏng hơn, chất lượng thấp hơn thì ấn phẩm in ra rất có thể bị nhăn, gây mất thẩm mỹ.

– Lựa chọn đơn vị cán màng uy tín: Tất nhiên rồi, đây cũng chính là một trong số những lưu ý hàng đầu mà bạn cần quan tâm. Những sự cố như chất lượng ké, lỗi, nhòe màu, lớp cán không đều, dễ phai màu,… thường xảy ra nếu ấn phẩm được thực hiện tại đơn vị thiếu chuyên nghiệp và uy tín.

Trên đây là những thông tin cơ bản về kỹ thuật cán màng mà 4Tech tổng hợp và chia sẻ tới bạn. Hy vọng nội dung là hữu ích. Trong trường hợp bạn cần chúng tôi hỗ trợ thêm, vui lòng liên hệ tới công ty theo số Hotline ở cuối bài, 4Tech luôn sẵn sàng giúp đỡ.

Gọi zalo

094 33 99 886